Mướp món ăn phổ biến rất ngon và bổ dưỡng nhưng 3 nhóm người phải tránh để không mang trọng bệnh

TTSK – Mướp là món ăn phổ biến và nhiều chất bổ dưỡng. Tuy nhiên, với những người có cơ địa đặc biệt như bị dị ứng, thể trạng yếu, đang ốm hoặc mới khỏi ốm… thì cần tránh ăn mướp, nếu không sẽ làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn.

 

Mướp hoặc mướp hương là một trong những món ăn dân dã và phổ biến nhất trong những ngày hè của mỗi gia đình. Quả mướp thường được chế biến cùng món canh cua, xào với lòng gà, lòng vịt, nấu cùng mồng tơi, luộc…. Một điểm đặc biệt là các bộ phận của mướp đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Theo Y học cổ truyền, quả mướp có vị ngọt, tính bình, không hề độc. Công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, trừ thấp, tiêu viêm, cầm máu. Chữa được táo bón, nóng nhiệt, viêm họng, ho đờm, mụn nhọt, tăng sữa…

 

Mướp là món ăn rất giàu Vitamin

 

Theo khoa học, quả mướp có chứa quả đa năng giàu vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật có lợi như: protein, gluxit, canxi, phosphor, beta-caroten và vitamin C, ngoài ra còn có chất nhầy và kali nitrat… đều là dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Mùa hè, ăn mướp giúp cơ thể thanh nhiệt tiêu viêm, có khả năng chữa táo bón, nóng nhiệt… hiệu quả. Giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Mướp cũng có thể hỗ trợ sức khỏe xương, tuyến giáp cũng như tuyến tiền liệt rất tốt.

 

 

Nhóm người không nên ăn nhiều mướp

Mặc dù là món ăn thanh nhiệt, thích hợp cho mùa hè, nhưng mướp không phải thích hợp với tất cả mọi người. 3 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn:

1- Người thể hàn, hoặc người có tì vị kém

Mướp thuộc loại tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt nên không phù hợp với thể trạng những người thể hàn hoặc những người có tì vị kém. Nếu như ăn mướp thường xuyên sẽ dần làm cho sức khỏe của các trường hợp này ngày càng yếu đi, lâu ngày có thể trở nặng. Chính vì thế, nếu bị thể hàn, hoặc tì vị kém, nên hạn chế ăn mướp hoặc tránh ăn mướp để sức khỏe không bị ảnh hưởng.

 

Người có tỳ vị kém, đau bụng tiêu chảy không nên ăn mướp

 

2- Người có thể trạng yếu, hoặc mới ốm dậy

Mặc dù mướp có giá trị dinh dưỡng, và có cả tác dụng chữa bệnh, nhưng với những người có cơ địa đặc biệt như bị dị ứng, thể trạng yếu, đang ốm hoặc mới khỏi ốm thì cần tránh ăn mướp, nếu không sẽ làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn hoặc gây khó chịu cho cơ thể. Nguyên do là theo Đông y, mướp có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông kinh lạc, hoạt huyết, nên không tốt cho thể trạng yếu của các trường hợp vừa nêu.

3- Người bị tiêu chảy, kiết lỵ

Cũng do tính hàn của mướp nên đây cũng là loại thực phẩm không tốt cho người đang bị tiêu chảy hoặc kiết lỵ. Việc ăn mướp sẽ làm cho tình trạng của họ trầm trọng hơn.

 

 

Ăn mướp nếu có vị đắng thì cần dừng ngay

Mướp rất lành và tốt cho sức khỏe nhưng khi đã có vị đắng thì lại trở thành chất kịch độc, có thể khiến người ăn bị mất mạng.

Nguyên nhân khiến mướp bị đắng có thể là do môi trường trồng cây bị ô nhiễm, chăm bón phân không đúng cách, hoặc bảo quản không đúng cách. Việc cây bị thiếu chất khiến quả thiếu dinh dưỡng cũng dẫn đến quả mướp bị đắng, hay quả mướp đắng ở chỗ bị thâm đen vì ong châm.

 

Kiểm tra trước khi chế biến

 

Trong phần mướp bị đắng có chứa chất alkaloid – một chất có dược tính mạnh tồn tại trong thực vật, và con người rất nhạy cảm với độc tính của nó và dễ bị ngộ độc. Khi bị ngộ độc do ăn mướp bị đắng sẽ có những biểu hiện như chóng mặt, suy nhược, co thắt dạ dày và các triệu chứng ngộ độc khác sau khi ăn.

Chính vì vậy, nếu ăn thấy mướp bị đắng thì chúng ta nên bỏ đi, để tránh ăn vào bị ngộ độc.

Thủy Tiên (TH)

 

0886055166
0886055166