TTSK
– Trong cuộc sống, có một thời điểm hôn nhân đi vào ngõ cụt khi vợ chồng gây chiến tranh lạnh. Luôn có một thời điểm cuộc chiến này có thể giết chết hôn nhân. Ai cũng muốn kết thúc câu chuyện vợ chồng chiến tranh lạnh nhưng vì cái tôi của mình, nhiều khi không ai chịu là người làm hòa trước.
-
Những thói quen ‘giết chết’ hôn nhân có 2 thứ dẫn đến nguy cơ tan vỡ cực cao
-
Sau ly hôn phụ nữ sẽ khẳng định lại chính mình với nhan sắc và sự tự do
1. Nguyên nhân vợ chồng chiến tranh lạnh
* Vợ chồng chiến tranh lạnh vì tiền bạc
Ở chung với nhau, nếu thiếu sự sẻ chia và thấu hiểu, sẽ rất dễ cãi vã vì tiền, phổ biến là cả hai đều nghĩ người kia tiêu xài quá nhiều.
Hai vợ chồng sẽ có áp lực riêng vì phải chi trả các hóa đơn, trả chi phí sinh hoạt khi phải nuôi con mà thu nhập không bao giờ đủ.
Nếu không có sự rạch ròi trong mọi chuyện thì vợ chồng rất dễ gây gổ nhau.
* Chiến tranh lạnh vì cái tôi quá lớn
Khi cãi nhau, nhiều trường hợp vợ (chồng) do nóng giận chỉ nói quá một câu, động vào tự ái của chồng (vợ) thế là hai vợ chồng giận nhau luôn.
Mọi việc sẽ êm đẹp nếu một trong 2 người xuống nước xin lỗi hoặc làm hòa trước, nhưng nhiều khi cái “tôi”, lòng sĩ diện quá lớn sẽ khiến không ai mở được lời, đặc biệt là khi lấy chồng cùng tuổi.
Và thế là chiến tranh lạnh cứ thế diễn ra, hai vợ chồng im lặng không nói với nhau câu gì, coi nhau như không khí.
2. Tâm lý hai vợ chồng khi chiến tranh lạnh
Chiến tranh lạnh thậm chí còn kinh khủng và dai dẳng hơn là nguyên nhân ban đầu dẫn tới cãi vã.
* Tâm lý người chồng
Thường thì tâm lý đàn ông sẽ đơn giản hơn phụ nữ, họ nghĩ “kệ, rồi đâu sẽ vào đấy” , hoặc “ giận dỗi bình thường thôi, rồi sẽ qua”
Ngoài ra, nhiều đấng mày râu còn suy nghĩ: “Đi làm đã mệt rồi, về nhà còn giận với rỗi”. Đây là lúc đầu của “cuộc chiến”, thái độ chủ yếu của anh em là thờ ơ và coi thường.
Đến khi chiến tranh lạnh đã lâu thì đàn ông sẽ chuyển sang giận dữ.
“Mình không sai, sao phải xuống nước, xin lỗi?”
* Tâm lý người vợ
Phụ nữ thì nhạy cảm hơn, thiên về tình cảm hơn. Phần nhiều, họ chỉ giận dỗi để được “dỗ dành”.
Phần nhiều họ sẽ đợi chồng xuống nước trước, làm hòa trước là sẽ “tha”.
Nhưng mãi mà chả thấy chồng làm hòa, họ sẽ cố làm to chuyện, như bỏ về ngoại chẳng hạn.
Và tâm lý chung là dù họ thấy họ đúng hay họ sai thì cũng sẽ không mở lời làm hòa.
3. Hậu quả khó lường của chiến tranh lạnh
Tạo khoảng cách trong mối quan hệ vợ chồng
Giao tiếp là yếu tố quan trọng nhất để giữ cảm xúc giữa hai vợ chồng.
Khi bình thường, hai người sinh hoạt, nói chuyện chia sẻ với nhau về cuộc sống, suy nghĩ cảm nhận, khó khăn, niềm vui, nỗi buồn.
Sự im lặng sẽ giết chết cảm xúc dành cho nhau của vợ chồng.
Còn trao đổi với nhau hiểu lầm sẽ được hóa giải dần.
Nếu im lặng sẽ chỉ khiến hiểu lầm chồng chất hiểu lầm, ấm ức, ngột ngạt, giận dữ dần xây lên giữa cả hai một bức tường vô hình.
Ảnh hưởng tới con cái
Nếu vợ đang có bầu thì chiến tranh lạnh có thể tác động tiêu cực tới phát triển của em bé, có thể khiến người mẹ bị trầm cảm.
Nhiều cặp vợ chồng nghĩ rằng con nhỏ chưa hiểu chuyện gì.
Thực tế, trẻ nhỏ nhạy cảm hơn người lớn rất nhiều, vì thế nếu thấy cha mẹ lạnh nhạt với nhau thì chúng cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Điển hình là hành vi và cảm xúc của trẻ sẽ thay đổi. Ví dụ: kết quả học tập kém đi ở trường, trẻ có thể tự ti, nhút nhát hơn, hoặc trẻ trở nên quậy phá, đánh nhau, không chịu học hành.
4. Dễ tạo cơ hội cho “người thứ 3”
Việc hai vợ chồng chiến tranh lạnh sẽ khiến cả hai “bí bách” trong chuyện chăn gối. Việc “cấm vận” như hình phạt dành cho người kia.
Lâu ngày không được giải quyết có thể dẫn tới việc tìm nơi giải tỏa, việc xuất hiện mối quan hệ bất chính có thể dẫn tới rạn nứt to lớn trong quan hệ vợ chồng.
Hóa giải chiến tranh lạnh, bảo vệ hạnh phúc gia đình
Kiềm chế cảm xúc
Phần lớn chiến tranh lạnh hay các mâu thuẫn xảy ra do chúng ta không kiểm soát được cảm xúc nóng giận của bản thân, dẫn tới hành vi và lời nói gây tổn thương tới người kia và biết cách cư xử với chồng một cách khôn ngoan.
Hãy bình tình và kiểm soát cơn nóng giận để không gây nên xung đột không cần thiết với vợ (chồng).
Hãy có một thỏa thuận nào đó với người kia của bạn để những lúc bùng nổ giận dữ sẽ có thời gian đình chiến và hạ hỏa để nhìn lại mối quan hệ Tình yêu – Gia đình trước đây.
Dùng từ ngữ một cách khôn ngoan
Hãy dùng từ nói giảm, nói tránh để xoa dịu các cuộc tranh luận. Tránh hoặc tuyệt đối không dùng các từ mang tính xúc phạm tới đối phương.
Ngoài ra, trong giao tiếp tránh ngắt lời, cướp lời người khác điều đó chứng tỏ bạn đang đáp trả chứ không phải lắng nghe để hiểu nhau hơn.
Khi đã nghe xong người kia nói, bạn hãy xác nhận lại họ nói xong chưa, và lúc đó bạn hẵng nói.
Ngoài ra, dù nóng giận thế nào cũng không được lấy ly hôn ra đe dọa bạn đời.
Tuyệt đối không im lặng
Bạn chỉ nên im lặng khi cảm thấy cả hai người không kiềm chế được giận dữ.
Còn sau khi đã bình tĩnh lại, hai vợ chồng nên cùng nói chuyện để giải quyết, hãy cho thấy rằng bạn đang lắng nghe.
Tôi tin là mọi chuyện sẽ tốt đẹp.
Có hàng tá lý do để vợ chồng bạn tranh cãi, vì vậy hãy bớt đổ lỗi cho các nguyên nhân khách quan.
Lòng tự tôn rất quan trọng nhưng cái quan trọng nhất vẫn là gia đình.
Hãy khôn ngoan để giữ gìn hạnh phúc của mình bạn nhé!
Thủy Tiên (TH)