TTSK
– Huyết áp cao là bệnh thường gặp được cho là gây là bởi áp lực của máu lên thành mạch máu tăng cao. Ngoài sử dụng các loại thuốc do bác sĩ kê đơn, các bạn có thể tham khảo thêm các loại thức uống hạ huyết áp nhanh chóng. Nhiều loại thực phẩm có tác dụng hạ huyết áp một cách tự nhiên.
1. Trà xanh giàu chất chống oxy hóa, giúp giảm huyết áp
Trà xanh có nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe. Chất chống oxy hóa trong trà xanh có lợi đối với mạch máu, độ dính của máu và mức cholesterol. Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa gọi là catechin giúp giảm huyết áp. Các hợp chất thực vật flavonoid trong trà xanh có tác dụng giảm xơ vữa động mạch ở người tăng huyết áp, chống lại nguy cơ đột quỵ, tim mạch và cũng giúp loại bỏ natri dư thừa và độc tố khỏi cơ thể. Để đạt được lợi ích sức khỏe tốt nhất, nên tránh thêm đường khi uống trà.
2. Trà atiso đỏ
Trà atiso đỏ có tác dụng hạ áp và suy tim bởi trong atiso chứa chất chống oxy hóa và một lượng khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là kali. Chất này giúp điều hòa lượng muối trong cơ thể, giúp ổn định huyết áp nhanh chóng và hiệu quả. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên uống 2 cốc trà atiso đỏ mỗi ngày, tương đương khoảng 200ml để cải thiện chỉ số huyết áp.
3. Nước ép cần tây
Trong cần tây chứa hoạt chất apigenin, có công dụng giảm mỡ máu, giãn mạch, hạ huyết áp hiệu quả. Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 100ml nước ép cần tây để duy trì huyết áp ổn định.
4. Nước ép lựu có lợi cho người tăng huyết áp
Lựu là một trong những loại trái cây giàu chất chống oxy hóa và polyphenol, có tác dụng chống đông máu và cũng có thể làm giảm huyết áp. Một cốc nước ép lựu chứa lượng chất chống oxy hóa cao gấp 3 lần so với cùng một lượng trà xanh và rượu vang đỏ. Loại trái cây màu đỏ này là nguồn cung cấp kali có lợi trong việc giảm huyết áp.
Theo nhiều nghiên cứu, uống nước ép lựu mỗi ngày giúp ích rất nhiều trong việc giảm huyết áp. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh loại nước ép này có tác dụng chống lại sự lắng đọng cholesterol trong thành mạch máu. Các hóa chất thực vật (phytochemical) đóng vai trò là chất chống oxy hóa bảo vệ lớp nội mạc của động mạch khỏi bị tổn thương.
5. Nước ép cà chua
Nước ép cà chua giúp cải thiện cholesterol trong máu và giảm huyết áp hiệu quả bới nó chứa chất Chlorogenic acid. Đây là một chất chống oxy hóa cao, giúp điều hòa lượng đường trong máu và cả huyết áp. Để ổn định huyết áp, người huyết áp cao nên uống từ 1-2 cốc nước ép cà chua mỗi ngày, tương đương khoảng 300ml.
6. Trà dâm bụt giúp giảm huyết áp
Hoa hibicus, hay còn gọi là dâm bụt, atiso đỏ, bụt (bụp) giấm là cây dược liệu quý có tính sinh dược học cao, giàu các vitamin như A, B1, C, D, E, F và nhiều hợp chất hữu cơ khác. Trà hoa dâm bụt ít phổ biến hơn các loại trà khác nhưng lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe.
Trà dâm bụt có chứa anthocyanin và các chất chống oxy hóa khác. Trong một bài đánh giá năm 2020 trên tạp chí Frontiers in Pharmacology, các nhà nghiên cứu giải thích rằng anthocyanin và các chất chống oxy hóa khác giúp mạch máu chống lại những tổn thương có thể khiến chúng bị thu hẹp. Nhiều hỗn hợp trà thảo dược có chứa hoa dâm bụt, tạo ra màu đỏ tươi và mang lại hương vị chua nhẹ, thơm dễ chịu. Để chuẩn bị, ngâm cánh hoa dâm bụt khô trong nước nóng từ 5-10 phút. Bạn có thể thưởng thức loại trà này ấm hoặc lạnh.
7. Nước ép củ cải đường (củ dền)
Củ cải đường (củ dền) là nguồn cung cấp dồi dào kali, folate, có tác dụng tốt với bệnh nhân huyết áp cao. Không chỉ vậy, trong củ cải đường còn chứa hợp chất nitrat, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành oxit nitric (NO). Chất này có tác dụng giãn mạch máu, giúp máu lưu thông dễ dàng và nhờ vậy huyết áp cũng ổn định hơn.
8. Nước uống với hạt chia giảm huyết áp hiệu quả
Hạt chia ngoài lợi ích làm hạ đường huyết thì còn có tác dụng làm giảm huyết áp. Hạt chia rất giàu acid béo omega-3, giúp làm loãng máu và kiểm soát mức huyết áp.
Một nghiên cứu cho thấy những người uống nước chanh hạt chia trong vòng 12 tuần đã giảm huyết áp, giảm lượng đường trong máu và giảm viêm. Để chuẩn bị, hãy ngâm hạt chia trong một ít trong nước trong nửa giờ và uống nước trong ngày, có thể thêm nước cốt chanh vào nước sau khi pha.
9. Nước táo mèo (Sơn tra)
Theo y học cổ truyền, táo mèo có vị chua, chát, tính hàn, có công dụng hạ áp, giảm mỡ máu, giải độc. Mỗi ngày, bạn nên dùng 20ml siro táo mèo ngâm mật ong và pha loãng với nước để uống. Kiên trì uống nước táo mèo trong vòng 10 ngày, bạn sẽ thấy huyết áp ổn định hơn.
10. Nước ép Việt Quất
Việt quất có nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm, giúp ngăn ngừa sự phá hủy bên trong thành mạch máu. Do đó, uống nước ép việt quất có thể giúp ổn định huyết áp. Ngoài ra, nước ép việt quất còn có thể làm giãn nở thành mạch máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, từ đó giúp giảm huyết áp nhanh chóng.
Ngoài việc uống những loại đồ uống này thường xuyên, để giảm huyết áp bạn cũng nên kiêng rượu bia và đồ uống có cồn.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống nhiều rượu và sự gia tăng cả huyết áp và nhịp tim trong thời gian dài. Người bệnh tăng huyết áp nên cắt giảm lượng rượu và huyết áp có thể cải thiện sau ít nhất là 2- 4 tuần. Theo hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, để kiểm soát huyết áp, không nên uống quá 2 ly mỗi ngày đối với nam và 1 ly mỗi ngày đối với nữ.
Ngoài điều chỉnh chế độ ăn uống, người bệnh tăng huyết áp cần thực hiện lối sống vận động tích cực, tập thể dục thể thao vừa sức, chế độ sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cho việc kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn.
Thủy Tiên (TH)
-
Tại sao trên mâm cơm người Nhật luôn xuất hiện 7 loại siêu thực phẩm?
-
Cá chế biến nhiều món ngon bổ dưỡng nhưng 5 nhóm người sau tốt nhất không nên ăn
-
Loại nước có vị ngon ngọt lại rẻ nếu uống 1-2 ly mỗi ngày thì xác định ung thư gan sớm
-
Trái cây nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng 5 sai lầm khi ăn sẽ phản tác dụng