TTSK – Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn tiêu hoá chức năng đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng và thay đổi thói quen đi đại tiện mà không tìm thấy tổn thương thực thể nào ở hệ tiêu hóa.
♦ Bị chảy mủ “vùng kín” vì mắc bệnh lậu, thanh niên 19 tuổi không nhớ có bao nhiêu bạn tình
♦ Trẻ mắc hen, khi lớn lên có hết bệnh?
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Bệnh thường gây đau bụng, co thắt, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo hoặc táo lỏng xen kẽ. Đây là một tình trạng mạn tính cần phải kiểm soát dài hạn.
Hội chứng ruột kích thích là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, bị tái đi tái lại nhiều lần nhưng không có thương tổn về giải phẫu (không u, không viêm loét…) cũng như tổ chức sinh hóa ở ruột. Hội chứng ruột kích thích còn được biết đến với tên gọi viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng.
Hội chứng ruột kích thích là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng
1- Những ai dễ mắc ruột kích thích?
IBS thường gặp ở tuổi thanh niên và trung niên, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất từ 18-30 tuổi, giảm sau tuổi 50, nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới tỷ lệ 2:1. Những người có trình độ học vấn cao, học sinh, cán bộ tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với công nhân, nông dân, thành thị mắc bệnh nhiều hơn ở nông thôn…
- Những người dưới tuổi 45;
- Người thường xuyên lo âu, trầm cảm hoặc trong trạng thái tinh thần không ổn định;
- Nữ giới;
- Người có tiền sử trong gia đình có người bị hội chứng ruột kích thích…
Hội chứng ruột kích thích gây ảnh hưởng nhiều đến cuốc sống của bệnh nhân
2- Nguyên nhân
Cơ chế bệnh sinh hiện chưa rõ, bệnh có liên quan đến nhiều yếu tố, hai yếu tố chủ đạo là nhiễm trùng đường ruột và rối loạn tâm lý, ngoài ra yếu tố di truyền, ăn uống, dùng thuốc, nội tiết… Các yếu tố này làm phát sinh những động ruột bất thường, liên quan đến tính phản ứng cao của nhu động ruột và sự mẫn cảm của đường ruột.
Căng thẳng do làm việc cũng có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích
Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích chưa rõ ràng. Có một số yếu tố được cho là điều kiện thuận lợi để khởi phát bệnh:
- Do tình trạng suy nghĩ lo âu;
- Căng thẳng thần kinh quá nhiều;
- Một số loại đồ ăn không phù hợp;
- Do nhiễm khuẩn đường ruột;
- Do dùng kháng sinh kéo dài hay thay đổi thời tiết;
- Liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt…
3- Triệu chứng
Hội chứng ruột kích thích là hội chứng rối loạn chức năng, không có tổn thương thực thể, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, bệnh kéo dài làm cho người bệnh luôn lo lắng căng thẳng mất ngủ, lo sợ bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột.
Người bị hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng đau bụng và rối loạn tiêu hoá.
– Đau bụng: Bệnh nhân thường đau quặn cơn, cũng có khi đau âm ỉ, tức nặng dọc khung đại tràng;
– Rối loạn tiêu hoá: bệnh nhân đi ngoài phân lỏng, táo hoặc táo lỏng xen kẽ, thường có nhầy trong phân nhưng không có máu.
– Ngoài ra, còn có thể có một số triệu chứng khác như: Đầy hơi, tức nặng bụng, trung tiện nhiều…
Các triệu chứng này thường liên quan đến chế độ ăn uống: khi ăn các thức ăn lạ, thức ăn không phù hợp sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ngay lập tức. Nếu biết mà kiêng khem thì các triệu chứng sẽ biến mất.
Hội chứng ruột kích thích tồn tại ở 2 thể: thể tiêu chảy và thể không tiêu chảy
4- Cần làm gì khi hội chứng ruột kích thích?
Ngay khi có triệu chứng hội chứng ruột kích thích, người bệnh cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng bệnh kéo dài dễ gây thành mạn tính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Cần đặc biệt lưu ý khi rối loạn tiêu hóa đi kèm các triệu chứng nghiêm trọng hơn như: sút cân, chán ăn, mệt mỏi, thiếu máu, đại tiện máu… Khi đó người bệnh cần đi khám ngay vì rất có thể đây là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư đại trực tràng.
Trường hợp rối loạn tiêu hóa xảy ra ở người trên 50 tuổi; Các triệu chứng mới xuất hiện trong thời gian gần đây, xuất hiện liên tục (trong khi hội chứng ruột kích thích thường là rối loạn kéo dài, dai dẳng, từng đợt); Người có tiền sử trong gia đình có người bị ung thư đại trực tràng… cũng là các yếu tố nguy cơ mà người bệnh cần đặc biệt lưu ý và đi khám để được chẩn đoán và chữa trị bệnh sớm.
5- Điều trị và phòng ngừa
Điều trị IBS là một khó khăn chung cho cả Tây y và Đông y, mặc dù điều trị nhưng bệnh rất dễ tái phát, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
+ Y học hiện đại:
Các triệu chứng lâm sàng có thể giảm hoặc mất sau điều trị nhưng rất dễ tái phát. Các loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm: Thuốc bổ sung chất xơ; Thuốc chống tiêu chảy; Thuốc kháng cholinergic và chống co thắt; Thuốc chống trầm cảm; Thuốc kháng sinh…
+ Y học cổ truyền:
Hiện nay, dùng thuốc Đông y là một hướng điều trị ngày càng được nhiều người bệnh mắc IBS ưu chuộng sử dụng. Theo Đông y, hội chứng ruột kích thích được xếp vào các chứng: Tiết tả, phúc thống, phúc chướng, tiện bí… Nguyên nhân bệnh là do rối loạn công năng các tạng phủ, đặc biệt là tỳ vị, thận, can và các yếu tố đàm thấp, huyết ứ. Tùy theo nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng mà Đông y phân thành các thể bệnh khác nhau và dùng các bài thuốc cổ phương, nghiệm phương gia giảm các vị thuốc sao cho phù hợp. Nhưng pháp điều trị chủ đạo vẫn là điều hòa chức năng tỳ vị, hành khí chỉ thống, chỉ tả (nếu đại tiện lỏng), nhuận tràng thông tiện(nếu đại tiện táo)..
Để điều trị và phòng ngừa hội chứng ruột kích thích hiệu quả, đối với bệnh nhân cần thực hiện tốt 1 số điểm sau:
1. Tránh căng thẳng, lo âu, suy nghĩ.
2. Ăn uống đúng giờ, lượng vừa phải, không nên ăn uống quá nhiều.
3. Kiêng đồ ăn tanh, lạnh, cay, ít dầu mỡ, lượng đạm vừa phải, tăng cường rau xanh chất xơ, hoa quả.
4. Hạn chế uống bia rượu và cà phê
5. Kiêng ăn những đồ ăn uống sinh hơi như: đồ uống có ga, các loại đậu, bắp cải, nho, táo…
Thủy Tiên (Theo Health)
Bị chảy mủ “vùng kín” vì mắc bệnh lậu, thanh niên 19 tuổi không nhớ có bao nhiêu bạn tình
1 comments for "Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích"
Comments are closed.