Nguyên nhân ho kéo dài và cách điều trị hiệu quả

TTSK – Ho kéo dài (ho mãn tính) mặc dù không nghiêm trọng nhưng  có thể gây nhiều hệ luỵ đến sức khoẻ, bao gồm suy nhược về thể chất, tinh thần, mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, căng cơ, khàn giọng, đổ mồ hôi nhiều và són tiểu khi ho.

 

Bí quyết giúp bạn có làn da đẹp mịn màng tự nhiên

Hướng dẫn làm giảm ngạt mũi, lưu thông khí nhanh chóng

 

Nếu không được điều trị, ho kéo dài có thể kéo dài hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm và gây biến chứng nguy hiểm. Ho kéo dài hay ho mãn tính là triệu chứng thường gặp, do rất nhiều nguyên nhân. Vậy có thuốc nào điều trị hiệu quả?

 

1. Ho kéo dài là gì?

 

Ho là phản xạ bình thường giúp giữ cho cổ họng và đường thở thông thoáng. Tuy nhiên, ho quá nhiều, kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Ho kéo dài hơn 8 tuần ở người lớn hoặc hơn 4 tuần ở trẻ em được coi là mãn tính.

 

Ho kéo dài thường là triệu chứng của các bệnh lý khác như dị ứng, hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản… và có thể là do tác dụng phụ của thuốc.

 

Ho là một phản xạ tất nhiên của đường hô hấp nhằm tống các dị vật, vi sinh vật, chất tiết,… ra ngoài.

2. Thuốc điều trị ho kéo dài

 

Điều trị ho kéo dài liên quan đến việc khắc phục các nguyên nhân cơ bản.

 

Khi bị nhiễm các virus gây bệnh cúm, viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên có thể gây ho

 

 

Dưới đây là một số lựa chọn điều trị cho một số nguyên nhân phổ biến của ho kéo dài:

 

2.1 Điều trị ho kéo dài do chảy nước mũi sau

 

Là nguyên nhân thường gặp nhất của ho kéo dài. Chất tiết ở đường thở trên kích thích các thụ thể ho trong niêm mạc thanh quản. Tình trạng này thường gặp trong các loại viêm mũi (dị ứng, không dị ứng, vận mạch…) và viêm xoang. Tránh tiếp xúc với các chất kích thích môi trường như nước hoa, phấn hoa, khói bụi… là phương pháp trị liệu không dùng thuốc được khuyến nghị đầu tiên.

 

Viêm xoang có thể được điều trị bằng cách rửa bằng nước muối, sử dụng thuốc corticosteroid nhỏ mũi, cịt mũi; thuốc kháng histamine (ví dụ: cetirizine, fexofenadine, loratadine) và kháng sinh khi cần thiết…

 

Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm

2.2 Điều trị ho kéo dài do hen suyễn

 

Hen suyễn là một nguyên nhân phổ biến khác của ho kéo dài và việc điều trị nên bắt đầu bằng việc ngừng hút thuốc và tránh các tác nhân tiềm ẩn. Sau đó nên tuân theo các hướng dẫn điều trị hen suyễn.

 

Điều trị bằng thuốc thường bao gồm: Thuốc giãn phế quản (ví dụ: albuterol), thuốc dự phòng hen (ví dụ: budesonide), thuốc đối kháng thụ thể leukotriene (ví dụ, montelukast, zafirlukast). Ho nặng hoặc dai dẳng thường sẽ cần dùng corticosteroid đường uống (ví dụ: prednisone, methylprednisolone) trong 5 đến 10 ngày.

 

Ho ra máu kéo dài là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm

2.3 Điều trị ho kéo dài do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

 

Các thuốc điều trị thường bao gồm thuốc giãn phế quản dạng hít, thuốc kháng cholinergic dạng hít và thuốc dự phòng hen. Một đợt điều trị ngắn hạn (5-7 ngày) corticosteroid đường uống (có thể bao gồm kháng sinh) được sử dụng để kiểm soát các đợt COPD cấp.

2.4 Điều trị ho kéo dài do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

 

GERD có liên quan đến ho kéo dài. Các hướng dẫn khuyến nghị những người nghi ngờ mắc hội chứng ho trào ngược trước tiên nên bắt đầu bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống, kê cao đầu giường và tránh ăn trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.

 

Với người bệnh bị trào ngược, các thuốc kháng axit, thuốc đối kháng thụ thể histamine H2, thuốc ức chế bơm proton PPI… được khuyến nghị để làm giảm các triệu chứng.

 

Ho kéo dài sau 3 tháng điều trị bằng thuốc kháng axit nên được đánh giá thêm, các xét nghiệm chẩn đoán bổ sung, như đo áp suất thực quản và/hoặc đo pH, nên được tiến hành theo chỉ định.

 

2.5 Điều trị ho kéo dài do viêm phế quản mãn tính

 

Ho kéo dài có thể cải thiện ở 90% bệnh nhân viêm phế quản mạn tính đã bỏ hút thuốc và được điều trị. Thuốc điều trị viêm phế mãn tính có thể bao gồm: Thuốc giãn phế quản, liệu pháp kết hợp với steroid và thuốc giãn phế quản, thuốc giảm ho như codeine…

 

2.6 Điều trị ho kéo dài do tác dụng phụ của thuốc

 

Ho do thuốc ức chế men chuyển là nguyên nhân phổ biến ở những người đang điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển để kiểm soát huyết áp cao. Sau khi ngừng thuốc, ho do thuốc thường hết trong vòng 1 tuần đến 3 tháng.

 

Tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng, bác sĩ có thể lựa chọn thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) thường được kê đơn để thay thế cho những bệnh nhân bị ho do thuốc ức chế men chuyển.

 

3. Chăm sóc người bệnh ho kéo dài

 

Các bước mà bệnh nhân có thể tự thực hiện bao gồm:

 

– Uống nhiều nước để làm loãng chất nhầy và làm dịu cổ họng

 

– Ngậm viên ngậm để giảm đau họng

 

– Sử dụng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm cho không khí, tránh khô họng

 

– Không hút thuốc lá…

 

Bệnh nhân hút thuốc lào, thuốc lá lâu năm có thể gặp tình trạng ho dai dẳng kéo dài

4. Các biện pháp điều trị bệnh Ho kéo dài

 

Ho kéo dài có thể chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với các tác động của môi trường bên ngoài, những đây cũng là biểu hiện của một bệnh lý bất thường nào đó. Vì thế chúng ta không nên chủ quan. Cần lưu ý những điểm sau:

 

  • Nếu ho kéo dài kèm theo triệu chứng sốt, tím tái, khó thở và ho lâu ngày đến kiệt sức thì cần phải đi khám và tiến hành xét nghiệm. Đi khám ngay nếu tình trạng ho kéo dài trên 5 ngày;

 

  • Ho kéo dài trên 3 tuần mà không thuyên giảm sau khi đã dùng thuốc, kèm theo biểu hiện sốt, ho có đờm màu nâu hoặc vàng, ho ra máu, đau ngực, thở nông thì phải đi khám để chẩn đoán;

 

  • Đặc biệt các trường hợp bị ho kéo dài khi bệnh nhân có tiền sử bị lao phổi, hen suyễn, sụt cân và bị đau dạ dày thì phải điều trị các nguyên nhân bệnh lý gây ho kéo dài;

 

  • Bệnh nhân đã từng bị ho kéo dài trước đây cần phải chú ý giữ ấm cơ thể vào những ngày trời gió, lạnh, thường xuyên tập luyện thể dục thể lao, ăn uống theo chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý.

Thủy Tiên (theo SKĐS)

 

TIN LIÊN QUAN

Những loại thảo dược tốt hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ

Dấu hiệu nhận biết mắc chứng rối loạn trầm cảm

 

0886055166
0886055166