Cha mẹ nhất định nên dạy cho con 10 phép lịch sự quan trọng là nền tảng cơ bản hình thành nên nhân cách sau này

TTSK – Một người lịch sự luôn nhận được cái nhìn thiện cảm, sự trân trọng của mọi người. Vì vậy, trẻ em cần được giáo dục về phép lịch sự và những hành vi đẹp khi giao tiếp với người khác. Con sớm được dạy những kỹ năng giao tiếp lịch sự này, sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tốt càng sớm càng tốt, bởi lịch sự là nền tảng cơ bản hình thành nên nhân cách mỗi người.

Phép lịch sự là cách ứng xử của con người với những hiểu biết về nguyên tắc, phong tục, tục lệ của đời sống xã hội. Dưới đây là những phép lịch sự tối thiểu cha mẹ nên dạy con từ nhỏ. Những phép lịch sự này sẽ theo con suốt đời, tạo nên nhân cách và phẩm chất đạo đức của con.

1. Cha mẹ dạy con sử dụng câu “vui lòng”, “cảm ơn” và “xin lỗi’ đúng cách

Người Việt vẫn có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Những lời nói tưởng chừng đơn giản như “vui lòng”, “cảm ơn” và “xin lỗi”, lại có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc giao tiếp hàng ngày.

Cha mẹ dạy con sử dụng câu “vui lòng”, “cảm ơn” và “xin lỗi’ đúng cách.
Cha mẹ dạy con sử dụng câu “vui lòng”, “cảm ơn” và “xin lỗi’ đúng cách.

Khi muốn nhờ vả người khác đều già đó trẻ cần phải biết nói “vui lòng”, hay khi đã được giúp đỡ xong thì câu “cảm ơn” là điều trẻ tuyệt đối không được quên. Đặc biệt khi trẻ làm sai thì câu “xin lỗi” không thể thiếu.

Vì những câu nói này khá đơn giản nên dễ bị cha mẹ xem nhẹ. Nhưng trên thực tế đây lại là một trong những cách cơ bản nhất để thể hiện sự tôn trọng với người khác.

Do đó, cha mẹ nhất định phải dạy trẻ nói những lời này vào những hoàn cảnh khác nhau để giúp trẻ phân biệt được đúng sai và học cách tôn trọng mọi người.

2. Dạy con không bình phẩm, chê bai về ngoại hình của người khác

Trời sinh ra mỗi người một vẻ và không phải ai cũng may mắn có được diện mạo xinh xắn, ưa nhìn. Nhưng không phải vì thế mà người ta có quyền chê bai hay miệt thị ngoại hình của người khác.

Bởi điều này sẽ tạo cho trẻ sự ám ảnh về ngoại hình và hình thành thói quen “nhìn mặt mà bắt hình dong” như ông bà ta vẫn nói.

Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ đã cần được cha mẹ dạy không nên bình phẩm về ngoại hình của người khác để tránh thói quen xấu sau này.

3. Dạy con không được chỉ tay hay nhìn chằm chằm vào mặt người đối diện

Khi đang nói chuyện với người khác, hành động chỉ tay hoặc nhìn chằm chằm theo kiểu săm soi sẽ khiến đối phương cảm thấy khó chịu.

Tuy nhiên, khi trẻ còn nhỏ thì khá khó khăn để hiểu được điều này. Do đó, bố mẹ hãy để trẻ thử trải nghiệm cảm giác khó chịu đó. Khi đó trẻ sẽ biết được cảm giác đó không hề dễ chịu và trẻ sẽ không hành động như thế về sau.

4. Dạy con không được cắt ngang lời khi người khác đang nói

“Người nó phải có kẻ nghe” nên việc cắt ngang khi người khác đang nói được xem là hành động vô cùng bất lịch sự. Nếu trẻ nhỏ làm hành động này với người lớn thì lại càng khó chấp nhận.

Vì thế, cha mẹ nhất định phải dạy trẻ không được cắt ngang khi người khác đang nói, dù đó là người lớn hay bạn bè. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải cắt ngang thì thay vì hét lớn để gây sự chú ý thì hãy chỉ trẻ cách xin phép được có ý kiến.

5. Dạy con trả lời điện thoại đúng cách

Điện thoại là phương tiện được dùng phổ biến hiện nay, nhiều khi cha mẹ đang dở tay hoặc không có ở nhà thì việc trẻ nghe điện thoại là điều khó tránh khỏi. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng được cha mẹ dạy cho cách trả lời điện thoại đúng mực.

Trả lời điện thoại đúng mực là phép lịch sự cơ bản mà cha mẹ cần phải dạy trẻ. Nếu đối phương là người lớn tuổi, câu trẻ cần phải nói đầu tiên khi bắt máy là “Alo ạ…”.

Còn nếu biết trước người gọi là ai thì trẻ có thể nói luôn: “Cháu chào…ạ! Hiện bố mẹ cháu đang bận….có cần nhắn gì không ạ?”. Đây đều là những câu nói khá đơn giản, dễ nhớ và dễ thực hiện kể cả khi trẻ còn rất nhỏ.

6. Dạy con cách tự giới thiệu bản thân

Không chỉ khi lớn trẻ mới cần biết cách giới thiệu bản thân mà đây là điều trẻ cần phải biết dù còn nhỏ.

Bởi khi đi học trẻ thường gặp phải tình huống tự giới thiệu bản thân trước cả lớp. Lúc này, việc trẻ giới thiệu một cách lưu loát sẽ giúp trẻ ghi điểm trước mặt bạn bè và thầy cô.

Vì thế, ngay từ khi trẻ còn nhỏ cha mẹ nên dạy trẻ nhìn thẳng vào mắt người nghe, hơi mỉm cười và nói về những thông tin cơ bản nhất của mình như tên, tuổi, yêu thích điều gì,…

Dạy con gõ cửa hoặc hỏi ý kiến trước khi vào phòng.
Dạy con gõ cửa hoặc hỏi ý kiến trước khi vào phòng.

7. Dạy con gõ cửa hoặc hỏi ý kiến trước khi vào phòng

Mỗi người đều cần có một không gian riêng tư và được người khác tôn trọng điều đó, kể cả trẻ nhỏ. Bố mẹ không thể lấy lý do vì trẻ còn nhỏ, chưa hiểu chuyện nên bỏ qua lỗi này được.

Cho nên bất kể là ở nhà hay đi ra ngoài, trẻ cũng cần phải gõ cửa hoặc hỏi ý kiến trước khi muốn vào phòng người khác.

8. Dạy con che miệng khi ho hoặc hắt hơi

Đây là một hành động thể hiện phép lịch sự cơ bản nhưng lại có khả ít bố mẹ để ý. Khi ho hoặc hắt hơi, sẽ có rất nhiều vi khuẩn theo đó bay ra, điều này gây ra không ít khó chịu cho những người xung quanh, đặc biệt là nơi đông người. Tuy nhiên nhiều bố mẹ cho rằng đó chỉ là trẻ nên không cần để ý. Nếu đang có suy nghĩ này thì bố mẹ hãy thay đổi và chỉnh sửa lại con mình luôn nhé.

9. Dạy con không nên nhai chóp chép hoặc mở miệng khi ăn

Giống như nhiều phép lịch sự khác, nhiều bố mẹ thường mặc định là trẻ con thì không cần để tâm vấn đề này.

Nhưng chóp chép khi nhai thức ăn lại là một hành động khiến những người ngồi ăn cùng cảm thấy khó chịu. Nếu cha mẹ không chỉ dạy cho con từ nhỏ thì sau này sẽ hình thành thói quen xấu khiến con khó lòng sửa được.

10. Dạy con dọn dẹp sau khi ăn

Dù là trẻ nhỏ nhưng cha mẹ nhất định phải dạy trẻ việc dọn dẹp sau khi ăn xong. Đây là phép lịch sự cơ bản, cũng là hành động để trẻ bày tỏ sự ngoan ngoãn, lễ phép, hiếu thuận của mình. Việc dọn dẹp khi trẻ còn nhỏ cũng chỉ đơn giản là xếp gọn bát đũa của mình sau khi ăn là được.

Theo 24hNews

 

TIN LIÊN QUAN

0886055166
0886055166