TTSK
– Con cái là niềm hạnh phúc của cha mẹ. Do đó, chuyện nuôi dạy con là một vấn đề luôn được các bậc cha mẹ quan tâm hàng đầu. Theo thời gian, cách chăm sóc và dạy dỗ trẻ cũng đã có những thay đổi so với cách chăm con truyền thống thời ông bà ta. Dưới đây là 4 xu hướng nuôi dạy con mới nhất, vừa đơn giản vừa dễ dàng cho các bậc cha mẹ
1- Nuôi con bằng thực phẩm sạch
Thay vì nền tảng dinh dưỡng chỉ có thịt và thịt, phụ huynh hiện đại lại chuyển sang cho trẻ ăn các thực phẩm sạch. Việc này nhằm pнát triển trí tuệ của trẻ một cách tốt nhất có thể.
Hơn nữa, các thực phẩm sạch không chứa hóa chất độc hại gây biến đổi gen, rối loạn hormone sinh trưởng, không chiếu xạ tiệt trùng… Đây được xem là cách bảo vệ trẻ an toàn nhất mà các gia đình hiện đại vẫn đang cố gắng thực hiện để nuôi dạy con cái tốt hơn.
2. Không ép ăn – không ám ảnh cân nặng
Nhiều bậc phụ huynh luôn muốn con tăng cân, tròn trịa nên tâm lý lúc nào cũng ép con cái ăn thật nhiều. Tuy nhiên với nhiều bậc cha mẹ thời hiện đại, họ sẽ cho con ăn theo chế độ khoa học, vừa đủ sức bé.
Hơn nữa, thay vì ép con học hành, thi cử, họ đầu tư tiền cho con học trường quốc tế để giảm áp lực thi cử. Mặt khác, nhiều cha mẹ còn xây dựng môi trường sống thoải mái để nuôi dạy con tự phát huy được điểm mạnh của mình.
3. Cho con đi du lịch từ rất sớm
gày nay nhiều gia đình thường cho con đi du lịch từ rất sớm. Để trẻ hòa mình với thiên nhiên, tự do hưởng nắng trời và vượt qua khó khăn trong cuộc sống là cách rèn luyện kỹ năng tốt nhất cho trẻ.
Theo các bậc phụ huynh thời hiện đại, đi du lịch được xem là một cách rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn trong trường hợp bé không có cha mẹ ở bên. Hơn nữa, đi du lịch giúp kiến thức của bé được phong phú hơn.
4. Nói không với đòn roi
Trước đây, cha mẹ dùng đòn roi để “hăm dọa” trẻ nếu con lười ăn, con làm sai một chuyện gì đó.
Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện đại chỉ ra, đòn roi không phải là cách nuôi dạy con tốt nhất vì trẻ sẽ trở nên cục súc, lì lợm và khó bảo hơn. Không chỉ vậy, cách dạy dỗ bằng đòn roi còn khiến trẻ hình thành nên tính cách bạo lực trong tư tưởng.
Maika (TH)