Những giải pháp tự nhiên giúp làm giảm cơn đau do viêm khớp

TTSK – Viêm khớp là một rối loạn mạn tính được biểu hiện bằng sự xuất hiện của các cơn đau ở khớp. Một số giải pháp tự nhiên có thể giúp bạn giải tỏa các cơn đau này.

 

Tiêu điểm:Cảnh báo thói quen khoe con trên mạng xã hội lộ thông tin cho kẻ xấu lừa đảo

 

Không để viêm khớp tiến triển nặng hơn

Viêm khớp là bệnh khớp xuất hiện khi các mô trong khớp bị phá vỡ theo thời gian. Đây là dạng viêm khớp thường gặp nhất và phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Những người bị viêm khớp thường bị đau khớp và sau khi nghỉ ngơi lại bị cứng khớp (không thể chuyển động dễ dàng) trong một khoảng thời gian ngắn. Khi mắc bệnh này, người bệnh sẽ bị sưng, đau ở một hoặc nhiều khớp trên cơ thể. Các triệu chứng chính của bệnh là đau và cứng khớp, thường nặng dần theo thời gian.

Những vị trí khớp thường bị viêm nhất là: Viêm khớp gối, khớp háng, khớp cổ tay, cổ chân… Tùy vào loại viêm, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Dù là phương pháp nào thì mục tiêu cũng là làm giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Theo bác sĩ Élodie Soukiassian, chuyên gia về liệu pháp thiên nhiên ở Pari (Pháp), bên cạnh các biện pháp điều trị như dùng thuốc, phẫu thuật, vật lý trị liệu… người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây giúp giảm đau.

Ăn nhiều rau củ quả giảm đau khớp hiệu quả

 

1. Lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh làm giảm đau khớp

Một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả cung cấp đủ lượng khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa, chống lại tình trạng nhiễm acid mạn tính thúc đẩy viêm khớp. Omega-3 là chất chống viêm mạnh mẽ, chúng có trong quả óc chó, hạt lanh hoặc hạt chia, các loại cá béo như cá mòi hoặc cá thu.

Nên tiêu thụ thực phẩm xanh có chứa chất diệp lục, phấn hoa tươi hoặc thực phẩm giàu magiê như sô cô la đen, quả bơ, các loại hạt… Điều này kích thích sự tổng hợp collagen có trong xương và các mô liên kết, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục hồi sụn bị phá hủy.

Hạn chế ăn thịt mỡ, sản phẩm chế biến sẵn, gluten và sữa bò…, những chất duy trì tình trạng viêm mạn tính trong cơ thể.

 

2. Chú trọng các thực vật có đặc tính chống viêm

Chất kháng viêm harpagophytum có trong rễ cây móng quỷ thúc đẩy quá trình thư giãn cơ bắp, có khả năng giảm viêm và đau – đặc biệt là đau hông. Boswellia (nhũ hương Ấn Độ) ngăn chặn sự tổng hợp leukotrienes, chất thúc đẩy phản ứng viêm. Loại thảo mộc này cải thiện lưu thông máu trong các khớp và các mô bị ảnh hưởng bởi chứng viêm.

Lá cây lý chua đen (lá của một loại quả thường có ở vùng Trung Âu, Bắc Âu và Bắc Á), giàu flavonoid, tannin và vitamin C và P, có đặc tính chống thấp khớp và chống viêm. Chúng hoạt động hiệu quả trong trường hợp có các biểu hiện đau khớp cấp hoặc mạn tính.

Tắm nắng cũng là cách để giảm đau khớp do cơ thể được tiếp xúc với nhiệt.

 

3. Bổ sung các chất bảo vệ sụn

Thành phần chondroitin ức chế elastase, một loại enzyme tham gia vào quá trình phân hủy sụn. Nó có hiệu quả đối với đau khớp và cứng khớp và làm chậm sự tiến triển của viêm khớp.

Glucosamine thúc đẩy quá trình đồng hóa lưu huỳnh cần thiết cho quá trình sản xuất và sửa chữa sụn.

Các thành phần này có trong các sản phẩm bổ sung. Sự kết hợp của chúng giúp cải thiện tình trạng đau nhức khớp ở 80% những người bị thoái hóa khớp.

4. Dùng nhiệt để chườm

Nhiệt làm thư giãn các cơ bị co thắt, cải thiện độ đàn hồi của mô và giảm đau. Sử dụng chai nước nóng, miếng đệm đầu gối hoặc đồ lót giữ nhiệt. Tắm nước nóng vào buổi sáng khi thức dậy, thư giãn trong phòng xông hơi khô hoặc khi tắm nắng… là các biện pháp tự nhiên giúp bạn có thể tiếp xúc với nhiệt nhiều hơn, do đó giảm đau khớp.

5. Xoa bóp với tinh dầu

Để giảm đau khớp, nên tập trung các loại tinh dầu có đặc tính giảm đau, chống viêm và tăng tuần hoàn. Có thể trộn 1ml tinh dầu lộc đề xanh, 1ml bạch đàn chanh, 1ml hoa cúc Italia, 1ml nguyệt quế, 1ml bạc hà trong 5ml dầu thực vật. Xoa bóp hỗn hợp tinh dầu này trong hai phút, thực hiện ba lần một ngày cho đến khi các chứng đau khớp được cải thiện.

Tập thể dục cải thiện oxy hóa mô, làm giảm viêm khớp.

6. Hoạt động thể chất thường xuyên

Tập thể dục là điều cần thiết để làm giảm viêm khớp bằng cách cải thiện quá trình oxy hóa mô, giúp giảm đau khớp và cứng khớp.

Các bài tập với biên độ lớn như nghiêng người, quay người, cúi ngửa người… giúp duy trì khả năng vận động của khớp. Các động tác kéo giãn duy trì sự linh hoạt của cơ và gân…

7. Bổ sung đầy đủ vitamin D

Vitamin D thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi, có tác dụng chống viêm mạnh. Vì vậy nên theo dõi nồng độ vitamin D trong cơ thể và bổ sung kịp thời khi bị thiếu theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 

Tin liên quan:

 

0886055166
0886055166