Người dân cần làm gì sau khi lũ rút để phòng dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe?

Người dân cần làm gì sau khi lũ rút để phòng dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe?

TTSK – Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên, gần như xảy ra hằng năm. Nhưng năm nay, người dân miền Bắc phải đối mặt với mưa lũ lớn, khiến nước sông dâng cao. Ở các tỉnh miền núi như Yên Bái, Tuyên Quang,… lũ lụt tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe, nhất là lúc mọi người đã quá mệt mỏi về thể chất và tinh thần khắc phục hậu quả ngập nước kéo dài. Hiện tại, mưa lũ đã có dấu hiệu giảm chậm, rút bớt ở các tỉnh miền Bắc. Để đảm bảo an toàn về sức khỏe, tài sản của nhân dân sau thiên tai ngay khi nước lũ rút, người dân cần tiến hành vệ sinh nhà cửa, làm sạch nguồn nước… để quay lại cuộc sống bình thường.

 

 

Để giảm thiểu tối đa thiệt hại, cần chuẩn bị sẵn sàng những việc nên làm sau khi lũ rút. Một số điểm cần nhớ như:

1- Nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường ngay đến đó

– Làm sạch bùn, phù sa ra khỏi nhà, tường, đồ đạc, vật dụng, sân, đường đi…

– Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, phơi khô quần áo, đồ dùng, vật dụng.

– Khơi thông cống rãnh, lấp các vũng nước đọng, phát quang các bụi rậm quanh nhà.

Nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường ngay đến đó
Nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường ngay đến đó

– Làm vệ sinh, tu sửa nhà tiêu nếu hư hỏng.

– Thu gom rác thải, chất thải, xác súc vật chết để xử lý, chôn lấp và tẩy uế theo quy định, tránh gây ô nhiễm nguồn nước.

– Thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy, lăng quăng và muỗi. Phun hóa chất diệt côn trùng, khử trùng môi trường ở những nơi nguy cơ cao.

 

 

2- Đảm bảo vệ sinh cá nhân

– Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch: trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đồ vật bẩn, nước bẩn.

– Thực hiện ăn chín, uống chín.

Đảm bảo vệ sinh cá nhân
Đảm bảo vệ sinh cá nhân

– Sử dụng nước sạch để chế biến thực phẩm.

– Không ăn thức ăn ôi thiu, thực phẩm quá hạn sử dụng, thịt gia súc, gia cầm mắc bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, ăn rau sống lấy từ vùng ngập lụt.

– Sử dụng khăn mặt, quần áo riêng. Giặt và phơi khăn mặt, quần áo ra nắng. Không mặc quần áo ẩm ướt.

 

 

3- Để mắt đến trẻ em

Sau khi xảy ra lũ, lụt người dân cần thường xuyên để mắt đến trẻ em, không để trẻ em nghịch nước tại các nơi như cống thoát nước mưa, khe núi hoặc cống rãnh.

Không bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập lụt.

Để mắt đến trẻ em
Để mắt đến trẻ em

Đặc biệt, người dân không được sử dụng thực phẩm đã tiếp xúc với nước lũ hoặc thực phẩm đã bị hư hỏng, phải sử dụng nước từ các nguồn an toàn cho đến khi nguồn nước sinh hoạt của gia đình không còn bị ô nhiễm.

 

 

4- Để ý đến an toàn điện

Trước khi vào lại ngôi nhà bị hư hỏng do lũ, lụt người dân cần ngắt điện ở hộp cầu chì, aptomat hoặc cầu dao chính cho đến khi ngôi nhà của mình được làm khô an toàn.

Tránh xa đường dây điện bị đứt, và báo cáo cho các công ty điện lực. Trở về nhà khi các nhà chức trách cho thấy đã an toàn. Tránh xa bất cứ tòa nhà nào bị bao quanh bởi nước lũ.

Hết sức thận trọng khi bước vào các tòa nhà; có thể có những thiệt hại không thể nhìn thấy, đặc biệt là ở các nền móng.

Để ý đến an toàn điện
Để ý đến an toàn điện

Không bật lửa nếu bạn nghi ngờ có đường dẫn khí ga bị phá vỡ.

Tránh khu vực nước đang di chuyển. Nước cũng có thể bị điện từ dưới đất hoặc từ đường dây điện bị đứt.
Cẩn thận các khu vực có nước lụt rút đi. Nước lũ thường xói mòn đường và lối đi. Các mảnh vỡ từ lũ lụt có thể ẩn các động vật và các chai bể, và cũng rất trơn trượt. Đường xá có thể đã bị suy yếu và có thể sụp đổ bởi trọng lượng của một chiếc xe hơi. Tránh đi bộ hoặc lái xe thông qua những nơi đó.

 

 

5- Làm sạch nguồn nước

Nghe các báo cáo tin tức để tìm hiểu xem nguồn cung cấp nước của cộng đồng an toàn để uống. Tránh sử dụng nước lũ; nước có thể bị ô nhiễm bởi dầu, xăng, hoặc nước thải thô.

Cho sửa chữa các bể tự hoại, các hố lọc, giếng và các hệ thống ngấm chiết càng sớm càng tốt. Hệ thống thoát nước bị hư hỏng là những nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe. Làm sạch và khử trùng tất cả mọi thứ mà bị ướt. Bùn còn lại từ nước lụt có thể chứa nước thải và hóa chất.

Làm sạch nguồn nước
Làm sạch nguồn nước

Các bước làm sạch nước:

Bước 1: Làm trong nước

– Bằng phèn chua:

Chuẩn bị phèn chua: Cứ 20 lít nước sử dụng 1g phèn chua.

Hòa tan 1g phèn chua vào một gáo nước (khoảng 500ml).

Đổ gáo nước đã hòa tan phèn chua vào xô đựng 20 lít nước cần xử lý, khuấy đều.

Chờ khoảng 30’ cho cặn lắng xuống đáy xô, gạn lấy nước trong đổ vào một xô sạch khác để khử trùng.

– Bằng vải (nếu không có phèn chua):

Dùng vải sạch để lọc, giữ lại cặn bẩn. Loại bỏ cặn bẩn trên vải sau mỗi lần lọc. Lọc đi lọc lại vài lần đến khi nước trong.

 

 

Bước 2: Khử trùng nước

Nước đã làm trong có thể được khử trùng bằng một trong hai cách sau:

– Bằng hóa chất:

Chuẩn bị hóa chất:

Viên Cloramin B 0,25g: Khử trùng cho 25 lít nước đã được làm trong.

Hoặc viên Aquatabs (67 mg): Khử trùng cho 20 lít nước đã được làm trong.

Khử trùng:

Cloramin B 0,25g: Cho 01 viên vào thùng đựng 25 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp, chờ 30 phút sau có thể sử dụng làm nước sinh hoạt được.

Aquatabs 67mg: Cho 1 viên vào thùng đựng 20 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp chờ 30 phút có thể sử dụng được.

– Bằng cách đun sôi: Nước phải được đun sôi ít nhất 1 phút kể từ lúc nước bắt đầu sôi.

– Bằng thiết bị lọc: Sử dụng thiết bị lọc nước đảm bảo chất lượng để lọc nước đã được làm trong.

Ghi chú:

– Nước đã được làm trong và khử trùng có thể sử dụng cho các mục đích nấu ăn, sinh hoạt.

– Nếu uống trực tiếp vẫn phải đun sôi trước khi uống.

 

 

 

Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai khuyến cáo người dân nên thực hiện các hướng dẫn sau:

1. Chỉ được di chuyển từ nơi sơ tán trở về nhà khi có lệnh cho phép của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, cứu hộ cứu nạn.

2. Kiểm tra lại nhà ở, các thiết bị điện trước khi sử dụng đề phòng tai nạn, điện giật.

3. Khắc phục, sửa chữa nhà cửa, hệ thống điện, cấp nước, thông tin.

4. Tham gia cùng chính quyền dọn dẹp vệ sinh, sửa chữa cơ sở hạ tầng, dập dịch bệnh và xử lý môi trường.

5. Vệ sinh nhà cửa, vật dụng và môi trường xung quanh nơi ở, khu vực công cộng.

6. Đảm bảo an toàn sức khỏe, phòng tránh dịch bệnh sau lũ:

Sau lũ, người dân cần chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm như: Tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm,… cần thực hiện các biện pháp sau:

– Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

– Khử trùng nước sử dụng cho uống và sinh hoạt: bảo đảm dùng nước sạch trong ăn uống.

– Làm vệ sinh môi trường sau khi lũ rút.

– Ăn chín, uống chín bảo đảm an toàn thực phẩm.

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, chú ý vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

– Nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế (có thể dùng vôi bột).

– Phun hóa chất diệt côn trùng, tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải đựng nước, hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng. Chú ý mắc màn khi đi ngủ.

– Kịp thời phát hiện và dập tắt các bệnh truyền nhiễm. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

Maika (TH)

 

TIN LIÊN QUAN

0886055166
0886055166