Muốn trẻ nhanh biết đi cha mẹ cần thực hiện đúng 10 bước đơn giản và những điều cần tránh để giúp con?

TTSK – Trẻ biết bước đi đúng độ tuổi là mong muốn chung của tất cả các bậc làm cha làm mẹ, tuy nhiên không phải bé nào cũng đến tuổi biết đi là đều có thể đi được, dưới đây là 10 bước đơn giản của  mẹ giúp trẻ nhanh biết đi hơn một cách an toàn và khoa học, tránh được những ảnh hưởng xấu đến vóc dáng của con sau này.

 

 

Thực ra, biết đi sớm chỉ là dấu hiệu của sức cơ bắp. Trẻ có thể biết đi sớm hoặc biết đi muộn, nhưng thông thường trẻ sẽ biết đi vào khoảng 12 tháng tuổi.

Các giai đoạn tập đi của trẻ

Sự phát triển của mỗi đứa trẻ có sự khác biệt, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi tập ăn, tập nói, tập đi. Thông thường trẻ sẽ trải qua 4 giai đoạn tập đi dưới đây. Tuy nhiên khi con bạn bỏ qua một trong các giai đoạn này cũng là điều vô cùng bình thường.

Với nhiều bậc cha mẹ, trẻ con biết đi sớm là dấu hiệu phát triển tốt.
Với nhiều bậc cha mẹ, trẻ con biết đi sớm là dấu hiệu phát triển tốt.

– 6 tháng: Lúc này cột sống trẻ đã vững vàng hơn, vì vậy trẻ có thể ngồi tựa. Trẻ có thể đứng được trong một vài giây nếu được ba mẹ xốc nách. Khi đặt trẻ nằm sấp, trẻ biết xoay tròn và trườn lật. Tuy nhiên giai đoạn này bé vẫn chưa thể đứng vững.

 

 

 

– 9-12 tháng: Lúc 9 tháng tuổi bé đã tự ngồi vững, không cần tựa nữa. Bé biết trườn, bò giỏi và nhanh hơn trước. Lúc này, bé có thể tự vịn vào bàn ghế, tự đứng dậy và lần đi. Hầu hết các bé sẽ cất những bước đi đầu tiên khi khoảng 12 tháng tuổi.

– 13-17 tháng tuổi: Vào thời điểm này, trẻ đã đi vững nhưng còn vấp ngã nhiều. Bé có thể tự đứng lên khi ngã.

– 18 tháng tuổi: Bé đi vững hơn, hai chân di chuyển sát nhau hơn và có thể dừng lại dễ dàng hơn. Bé không cần đưa hai tay ra ngoài để giữ thăng bằng cơ thể nữa. Nếu được dắt một tay, trẻ có thể đi lên được cầu thang.

 

 

Các bước giúp trẻ nhanh biết đi

Bước 1: Tạo cho trẻ một không gian an toàn, để trẻ thoải mái tự bò, ngồi và phát triển các kỹ năng vận động tùy thích, tránh mọi thứ nguy hiểm giúp trẻ thoải mái khám phá và không bị sợ hãi bất kỳ điều gì từ những bước chập chững đầu tiên.

Bước 3: Để trẻ đi chân đất giúp cảm nhận bề mặt tốt hơn, các cơ bàn chân cũng phát triển tốt hơn.

Bước 4: Cha mẹ nên đỡ thân của bé, giúp bé đứng thẳng và đi về phía trước, không nên đỡ tay trẻ kéo về phía trước vì như vậy trẻ thường bị nghiêng về phía trước, lực không phân bố đều cho các cơ bắp ở tay và chân.

 

Bước 5: Đặt các món đồ chơi trẻ yêu thích ở phía trước để khuyến khích trẻ bước đến lấy đồ. 

Bước 6: Để tư thế trẻ ngồi xổm và rèn đứng lên ngồi xuống bằng cách với đồ trên đầu, tạo thích thú cho trẻ như chơi trò thổi bóng, trẻ sẽ hưng phấn và cố gắng đứng dậy hơn.

Bước 7: Khi trẻ sẵn sàng, hãy giúp trẻ đi men theo tường, ghế sofa dài… lúc này trẻ có thể phát triển tổng thể và phối hợp các cơ để vận động.

Bước 8: Đẩy xe hàng, xe con gà hay các đồ vật có chiều cao phù hợp, giúp trẻ tự tập đi mà vẫn có sự hỗ trợ cần thiết. Lưu ý chọn xe đẩy phù hợp để kiểm soát tốc độ trượt đi của xe.

Bước 9: Khi trẻ đã vững hơn, hãy cho trẻ tập đi với đồ chơi cầm trên tay, trẻ sẽ cố gắng bước đi mà không cần hỗ trợ của đôi tay người lớn.

Bước 10: Leo cầu thang là sự thích thú vô cùng với các bé. Khi bé đã có kỹ năng tốt, cha mẹ nên tập leo cầu thang cùng trẻ vì hoạt động cơ bắp ở phần trên và dưới sẽ giúp trẻ phát triển tốt nhất.

 

 

Những điều cha mẹ nên tránh khi cho trẻ tập đi

1-Tránh thúc ép trẻ tập đi

Con bạn có thể cho thấy một số dấu hiệu rằng trẻ đã sẵn sàng tập đi, nhưng có thể mất nhiều thời gian để não và cơ thể phối hợp mọi thứ. Mặc dù áp dụng các bài tập giúp trẻ nhanh biết đi, nhưng cha mẹ cần phải chú trọng sự phù hợp của bài tập với từng cột mốc phát triển trong quá trình dạy trẻ tập đi, khích lệ kịp thời khi trẻ đạt được từng bước nhỏ thành công.

 

2- Không nên sử dụng xe tập đi

Nhiều trường hợp cha mẹ muốn trẻ nhanh biết đi nên đã đầu tư xe tập đi cho trẻ. Khác với đồ chơi đẩy, xe tập đi là những thiết bị mà trẻ ngồi bên trong thay vì đứng đằng sau, chúng cũng có bánh xe trên đế di chuyển tự do khi trẻ đẩy ra bằng chân. Xe tập đi trông có vẻ là cách giúp trẻ nhanh biết đi nhưng thực tế nó làm mất đi động lực tập đi cho trẻ và cản trở quá trình tập đi tự nhiên của trẻ.

Thực tế cũng ghi nhận nhiều trường hợp trẻ bị thương hoặc gặp các sự cố không mong muốn khi sử dụng xe tập đi (như xe lăn xuống cầu thang, lăn xuống hồ bơi,…).

Dù cho các bậc cha mẹ có chuẩn bị tâm lý sẵn sàng hay chưa, con trẻ sẽ bắt đầu quá trình phát triển tự nhiên từ những cử động đầu tiên đến khi tập đi trước khi bạn kịp nhận ra điều đó. Mặc dù các bậc cha mẹ đều muốn trẻ nhanh biết đi nhưng cần tránh tâm lý nóng vội, hạn chế những hệ quả không đáng có cho bé. 

Cách giúp trẻ nhanh biết đi là cho trẻ thực hiện các bài tập làm vững nhóm cơ trọng tâm của cơ thể và khuyến khích trẻ phát triển vận động phù hợp với từng giai đoạn trong hành trình tập đi của bé. Nếu cha mẹ lo lắng về sự tiến bộ của con mình đối với cột mốc quan trọng này, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn, đánh giá và can thiệp nếu cần.

Luôn nhớ rằng một số trẻ bắt đầu đi sớm, một số trẻ khác có thể bắt đầu muộn hơn và con bạn sẽ sớm đạt được điều đó với thời gian và sự luyện tập thích hợp.

Maika (TH)

TIN LIÊN QUAN

0886055166
0886055166