Giữ bàn tay lành lặn cho bệnh nhân tiểu đường

Giữ bàn tay lành lặn cho bệnh nhân tiểu đường

TTSK – Ông T.T.N 56 tuổi (Bình Định) xuất viện sau 13 ngày được ê kíp bác sĩ của 3 khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực & chống độc và Nội tiết – Đái tháo đường BVĐK Tâm Anh TP.HCM phối hợp điều trị. Bác sĩ nhận định người bệnh bị sốc nhiễm khuẩn từ mô mềm bàn tay và cẳng tay trái gây biến chứng suy tim, suy thận cấp tính… Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ có nguy cơ tử vọng.

“ Cần bàn tay để nắm lấy người thân”

Trước đó, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã tiếp nhận người bệnh trong tình trạng lơ mơ, khó thở, huyết áp tụt còn 80/50mgHg thấp hơn nhiều so với người bình thường, sốt 38,5 độ. Vùng mu bàn tay và cẳng tay trái sưng đỏ như bắp chuối, lở loét, chảy dịch mủ, lốm đốm đen cho da hoại tử.

Ngay tại giường cấp cứu, người bệnh được chỉ định xét nghiệm máu, đo điện tim. kết quả ghi nhận đường huyết tăng đến 280 mg/dl (bình thường trước ăn 130 mg/dl, sau ăn dưới 180 mg/dl). Riêng chỉ số HbA1C (đường huyết trong vòng 3 tháng) đến 9.03% (bình thường 4% – 5.6%).

Đồng thường ceton máu (axit trong máu) cao đến 4.5 (bình thường dưới 0.03); định lượng NT – ProBNP (xét nghiệm chẩn đoán suy tim) tăng gấp 8 lần (6962 pg/mL so với bình thường ở độ tuổi 50-75 là 900 pg/mL). Định lượng creatinnin tăng cao đến 482 umol/l, gấp 5 lần bình thường (44-97 umol/l ở nữ, 53-106 umol/l ở nam).

Bác sĩ Hải nhận định đây là tình trạng nặng, ngay lập tức chỉ định truyền bồi hoàn nước điện giải, insulin và chuyển đến khoa Hồi sức cấp cứu (ICU) để tiếp tục kiểm soát nhiễm trùng bằng kháng sinh, thuốc vận mạch.

Bệnh nhân N đã rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng và có nguy cơ tử vong.

Sau 5 ngày điều trị, tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát, ông N được chuyển đến khoa Nội tiết – Đái tháo đường, tiếp tục theo dõi sức khỏe, chăm sóc vết thương. Bác sĩ CKI Trần Đông Hải, khoa Nội tiết – Đái tháo đường đánh giá tình trạng vết thương nhiễm trùng ở tay của ông khá phức tạp, cần theo dõi sức khỏe liên tục và điều chỉnh liều thuốc phù hợp mỗi ngày. Song song đó, hàng ngày nhân viên điều dưỡng đo đường huyết, huyết áp, chăm sóc vết thương ở tay cho ông N.

“Bệnh nhân vừa qua giai đoạn nguy hiểm tính mạng, thoát khỏi tình trạng sốc do nhiễm trùng nặng, tuy nhiên bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục của suy thận, suy tim cấp, nên ngoài việc kiểm soát đường huyết thật tốt, còn phải điều chỉnh liều thuốc kháng sinh và chăm sóc vết thương ở tay cho ông N.

Sau 10 ngày, vết thương đóng mài, lành lặn, bệnh nhân không bị cắt bỏ tay. Ông N và gia đình mừng rỡ. “Nhờ bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc tận tình mà ba tôi thoát khỏi nguy kịch và giữ lại được đôi tay” con trai bệnh nhân chia sẻ.

Nguy cơ cắt cụt chi ở người bệnh tiểu đường cao gấp 15 lần

Con trai ông N cho biết ông bị tiểu đường 15 năm. Nhiều năm nay, ông uống thuốc và ăn uống ít tinh bột, nhiều rau xanh, đạm… theo hướng dẫn của bác sĩ. Thế nhưng, hơn 3 tháng trở lại đây, ông không uống thuốc đều đặn, thường ăn chè, bánh ngọt. Cách nhập viện 1 tuần, đang đi trong sân, ông bị côn trùng chích vào cẳng tay trái. Ông không lo lắng mà chỉ thoa dầu gió, ra tiệm mua thuốc về uống. Tuy nhiên, vết thương không mà mỗi lúc càng sưng tấy, đau nhức thêm, phồng rộp, hoại tử da.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, cứ 30 giây lại có một người trên thế giới bị mất một chi do các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường. Đồng thời, nếu bị vết loét, vết thương ở tay chân, người bệnh tiểu đường có nguy cơ bị cắt cụt chi cao gấp 15 lần.

Nguyên nhân dẫn đến biến chứng đái tháo đường hầu hết là do đường huyết không ổn định, thường xuyên tăng giảm thất thường. Làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, hạn chế máu đến nuôi các chi (tay, chân). Ngoài ra, người bệnh tiểu đường không kiểm soát tốt đường huyết dễ bị bệnh thần kinh ngoại biên, dẫn đến không cảm giác được tổn thương khi có côn trùng chích, vật nhọn đâm vào. 

Do đó, người bệnh tiểu đường khi bị bất kì vết thương nào do côn trùng chích, vết trầy xước… hoặc viêm da, mụn nhọt nếu không kiểm soát đường huyết và chăm sóc vết thương đúng cách dễ bị nhiễm khuẩn, hoại tử, cắt cụt chi… thậm chí gây nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong.

Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả

Do đó điều trị tiểu đường ngoài kiểm soát chặt chẽ đường huyết cần phòng ngừa biến chứng bằng cách: Quản lý huyết áp, lipid máu, chỉ số khối cơ thể. Bệnh nhân ngoài việc sử dụng thuốc đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ còn cần thực hiện chế độ ăn uống và luyện tập khoa học, giúp tăng cường sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát lượng đường, tinh bột phù hợp, giảm muối, giảm chất béo, thay vào đó là các thức ăn nhiều chất xơ và vitamin. Tăng cường vận động thể lực giúp đẩy lùi biến chứng tim mạch, giúp giảm đường huyết và giảm tính kháng insulin.Giữ trọng lượng cơ thể ổn định ở mức vừa phải cũng giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Cùng với đó, bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng kết hợp với NutriZabet – dòng sữa hạt được đánh giá cao công dụng hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng do đái tháo đường tuyp 1, tuyp 2, người bị tiểu đường lâu năm, người bị rối loạn dung nạp đường, người có nguy cơ bị biến chứng tiểu đường.

Bởi vì trong NutriZabet chứa thành phần thảo dược quý được chiết xuất từ dây thìa canh, của hoài sơn và hoạt chất ALA (Alpha Lipoic Acid). Những thành phần này có khả năng hỗ trợ giảm đường huyết. Hoạt chất ALA còn có thể cải thiện tình trạng kháng insulin và có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng biến chứng thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Maika (TH)

 

TIN LIÊN QUAN

0886055166
0886055166