Đau dạ dày: Nguyên nhân, cách nhận biết và lời khuyên của bác sĩ

Đau dạ dày: Nguyên nhân, cách nhận biết và lời khuyên của bác sĩ

TTSK – Mọi người đều sẽ có lúc bị đau bụng dạ dày thoáng qua và không đáng lo ngại. Nhưng trong vài trường hợp, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng kèm theo, bạn có thể cần đến khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây đau bao tử là gì.

 

 

Thế nào là đau dạ dày?

Đau dạ dày là một bệnh lý thường gặp bao gồm các vấn đề về dạ dày: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn,… Điều này gây nhiều đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Không những thế, trong nhiều trường hợp, bệnh còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh lý sinh dục của quý ông, quý bà, gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Có 3 vị trí phổ biến mà người mắc chứng đau dạ dày cần quan tâm:

  • Đau vùng thượng vị: Là vùng nằm trên rốn và dưới xương ức. Bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài, cơn đau có thể lan sang vùng ngực hoặc xiên ra sau lưng.

  • Đau vùng bụng giữa: vùng bụng giữa còn được gọi là vùng quanh rốn, nơi đây chứa nhiều cơ quan nội tạng nên rất khó để phân biệt các bệnh lý tại vùng này. Cơn đau quặn thắt hoặc âm ỉ, có thể lan sang vùng bụng phải. Bệnh nhân thường bị buồn nôn, khó tiêu, ợ chua, đầy bụng,…

  • Đau vùng bụng dưới phía bên trái: Bệnh nhân có cảm giác đau khi đói, ăn vào đỡ đau nhưng tức bụng, nóng bụng, khó tiêu, đầy hơi,…

 

 

Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày, trong đó có nguyên nhân do thói quen sinh hoạt của người bệnh, cụ thể:

– Thói quen ăn uống thiếu khoa học

Thói quen ăn uống thiếu khoa học
Thói quen ăn uống thiếu khoa học

Thói quen ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng đau dạ dày. Một số điển hình thường gặp gồm:

  • Ăn uống không điều độ, không đúng giờ hoặc ăn quá khuya.
  • Ăn quá nhanh, ăn quá no hoặc để bụng trong trạng thái quá đói.
  • Ăn nhiều thức ăn cay nóng, chiên rán, đồ chua.
  • Sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh (thực phẩm bẩn, ôi thiu…).
  • Lạm dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, thuốc lá…
  • Vừa ăn vừa làm những việc khác như đọc sách, chơi game, học bài, xem tivi…

Tất cả các thói quen ăn uống không khoa học đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Vì thế cần có một thói quen ăn uống điều độ, hợp lý để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa của bạn.

 

 

– Stress và lo lắng kéo dài

Những người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực thường có nguy cơ đau dạ dày cao hơn những người bình thường. Nguyên nhân là do căng thẳng, áp lực khiến dạ dày tăng co bóp và tiết dịch, mất cân bằng dẫn đến tự bào mòn niêm mạc gây viêm loét.

Người thường xuyên chịu áp lực thường mắc bệnh tiêu hóa cao hơn bình thường
Người thường xuyên chịu áp lực thường mắc bệnh tiêu hóa cao hơn bình thường

– Do thuốc

Nhiều người có thói quen dùng thuốc theo thói quen, theo đơn cũ và không được sự hướng dẫn của bác sĩ nên sẽ dẫn đến việc bị đau dạ dày. Các thuốc kháng viêm giảm đau không chứa steroid và thuốc kháng sinh liều cao gây ức chế hệ vi sinh vật có lợi trong dạ dày, dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…

 

 

– Do vi sinh vật

Nhiều loại vi khuẩn, nấm gây nên tình trạng viêm loét dạ dày gây đau, xuất huyết. Trong đó, phổ biến nhất là vi khuẩn HP, viết tắt từ Helicobacter Pylori. Nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP nhưng không bị loét dạ dày, việc uống nhiều rượu bia sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển và gây hại dạ dày.

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây các bệnh lý tại dạ dày
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây các bệnh lý tại dạ dày

– Do bệnh lý

Một số bệnh lý đường tiêu hóa gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của dạ dày như: Viêm hoặc ung thư tuyến tụy, túi mật, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích… Ngoài ra, đau dạ dày còn có thể là hậu quả của các bệnh lý tại tuyến giáp, do tuyến này điều khiển chức năng tiêu hóa của dạ dày.

 

 

Biểu hiện khi bị đau dạ dày

Khi mắc đau dạ dày sẽ có các biểu hiện điển hình sau:

  • Đau vùng thượng vị: Là vùng nằm trên rốn và dưới xương ức. Bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài, cơn đau có thể lan sang vùng ngực hoặc xiên ra sau lưng.
  • Đau vùng bụng giữa: Vùng bụng giữa còn được gọi là vùng quanh rốn, nơi đây chứa nhiều cơ quan nội tạng nên rất khó để phân biệt các bệnh lý tại vùng này. Cơn đau quặn thắt hoặc âm ỉ, có thể lan sang vùng bụng phải. Bệnh nhân thường bị buồn nôn, khó tiêu, ợ chua, đầy bụng…
  • Đau vùng bụng dưới phía bên trái: Bệnh nhân có cảm giác đau khi đói, ăn vào đỡ đau nhưng tức bụng, nóng bụng, khó tiêu, đầy hơi…
Cần đi khám khi có các dấu hiệu điển hình của bệnh dạ dày
Cần đi khám khi có các dấu hiệu điển hình của bệnh dạ dày

Ngoài ra, bệnh nhân thường xuất hiện với nhiều triệu chứng đa dạng kèm theo như:

  • Ợ chua hoặc trào ngược acid;
  • Buồn nôn;
  • Đầy hơi;
  • Ợ hơi, đôi khi kèm theo chất lỏng hoặc thức ăn có vị đắng, mùi hôi;
  • Hơi thở có mùi hôi hoặc chua…

Khi có các triệu chứng điển hình của đau dạ dày cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.

 

Lời khuyên thầy thuốc

Bệnh dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, điều trị thường cần có thời gian dài thì bệnh nhân mới có thể bình phục. Vì thế, ngay khi gặp các dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe
Tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe

Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ thì người bệnh cần chú ý đến thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học để việc điều trị có kết quả tốt, cụ thể:

  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Hạn chế sử dụng thức uống có gas, cồn.
  • Thường xuyên vận động thể dục để nâng cao sức đề kháng.
  • Tránh thức khuya, tránh căng thẳng.
  • Người bệnh chú ý không được bỏ bữa, không ăn quá no để dạ dày không bị áp lực xử lý hàng tồn kho.
  • Cần ăn chậm, nhai kỹ để tăng sự bài tiết của nước bọt, giúp dạ dày giảm bớt hoạt động và trung hòa acid trong dạ dày làm giảm cơn đau.
  • Không ăn thực phẩm lạnh khiến dạ dày co bóp quá nhiều. Tăng cường thực phẩm tốt cho dạ dày như: táo, gừng, sữa chua, bánh mì nướng, nước dừa, đậu bắp, cây bạc hà…
 Maika (TH)

TIN LIÊN QUAN

0886055166
0886055166