TTSK
– Cục trưởng Cục Điện ảnh khẳng định ‘Đất rừng phương Nam’ không phải phim Nhà nước đặt hàng. Nhà sản xuất đã mạo nhận: Căn cứ công văn số 18676/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về việc phê duyệt kịch bản Đất rừng phương Nam theo kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng?
-
Đất rừng phương Nam: Trấn Thành được ưu ái như nam chính – Ý tưởng trang phục từ đâu ra?
-
Đất rừng phương Nam: Hàng loạt trường vận động học sinh xem phim đã “quay xe”
-
Đất rừng phương Nam: Sửa lời thoại liệu đã sửa hết được sai lệch lịch sử?
Nhà sản xuất có mạo nhận Nhà nước đặt hàng?
Trên trang thông tin điện tử chính thức của huyện Cao Lãnh, tỉnh đồng Tháp hiện vẫn lưu trữ một số công văn liên quan đến việc nhà sản xuất phim “Đất rừng phương Nam” xin phép tạo mọi điều kiện để đơn vị này ghi hình tại địa phương. Đáng chú ý, trong công văn này có nhắc đến thông tin bộ phim đã được Bộ VHTT&DL phê duyệt kịch bản theo kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng năm 2022.
Đất rừng phương Nam ra rạp từ 13/10 và tạo tranh luận ngay khi ra mắt. Khi dư luận tranh cãi chưa dứt về yếu tố lịch sử trong phim thì Đất rừng phương Nam lại tiếp tục gây xôn xao với thông tin phim được làm từ ngân sách Nhà nước.
Theo đó, trang thông tin điện tử của Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp – một trong những địa điểm quay Đất rừng phương Nam đăng tải công văn xin phép ghi hình của Công ty cổ phần sản xuất phim Hoan Khuê gửi UBND tỉnh Đồng Tháp và Sở VHTTDL tỉnh Đồng Tháp ngày 12/10/2022 về việc sản xuất phim truyện Đất rừng phương Nam. Công văn ghi: “Căn cứ công văn số 18676/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về việc phê duyệt kịch bản Đất rừng phương Nam theo kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng”.
Cụ thể, theo nội dung công văn này thì UBND huyện Cao Lãnh gửi Phòng Văn hóa & Thông tin, UBND xã Gáo Giồng thông báo nội dung: Tiếp nhận công văn số 3285/SVHTTDL-QLVH ngày 24-10-2022 của Sở VHTT&DL về việc hỗ trợ ghi hình phim “Đất rừng phương Nam” (có công văn kèm theo), Phó Chủ tịch UBND huyện – Nguyễn Minh Tuấn có ý kiến giao Trưởng phòng Văn hóa & Thông tin, Chủ tịch UBND xã Gáo Giồng hỗ trợ đoàn phim “Đất rừng phương Nam” theo thầm quyền và báo cáo UBND huyện những trường hợp phát sinh có liên quan.
Tuy nhiên điều đáng chú ý ở chỗ, đi kèm với công văn trên của UBND huyện Cao Lãnh là công văn xin phép ghi hình của đơn vị sản xuất phim “Đất rừng phương Nam” – Công ty CP sản xuất phim Hoan Khuê (HK Film) có số ký hiệu 01/CV/HKF/ĐRPN về việc sản xuất phim truyện “Đất rừng phương Nam”. Công văn này được HK Film gửi đến UBND tỉnh Đồng Tháp, Sở VHTT&DL tỉnh Đồng Tháp vào ngày 12-10-2022.
Trong công văn số 01/CV/HKF/ĐRPN, nhà sản xuất HK Film nêu rõ một chi tiết: “Căn cứ công văn số 18676/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL về việc phê duyệt kịch bản ‘Đất rừng phương Nam’ theo kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng năm 2022″.
Đây là thông tin khiến nhiều người khá bất ngờ bởi từ khi dự án phim này được khởi động cho tới khi hoàn tất, đơn vị sản xuất phim chưa bao giờ công bố việc bộ phim này được làm từ kinh phí do Nhà nước đặt hàng sản xuất, hay kịch bản phim đã được Bộ VHTT&DL phê duyệt.
Trên thực tế, theo quy định pháp luật hiện hành, các phim đặt hàng có sử dụng ngân sách Nhà nước, chủ đầu tư dự án sản xuất phim phải thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản; được quyết định hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu để lựa chọn dự án sản xuất phim, bảo đảm chất lượng tác phẩm và hiệu quả kinh tế – xã hội.
Lần theo số công văn 18676/QĐ-BVHTTDL được HK Film nêu trong công văn trên, khi truy cập vào trang web chính thức của Bộ VHTT&DL để tìm kiếm thì không có kết quả nào phù hợp.
Xác minh liên quan đến vấn đề đặt hàng sản xuất phim năm 2022 từ nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước tài trợ, thì Bộ VHTT&DL từng ban hành công văn số 1230/QĐ-BVHTTDL vào ngày 26-5-2022, công văn do Thứ trưởng Bộ VHTT&&DL – Tạ Quang Đông ký thì Bộ VHTT&DL giao dự toán chi ngân sách Nhà nước đặt hàng sản xuất phim và tài trợ phổ biến phim năm 2022 cho đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước trực thuộc Bộ VHTT&DL theo phụ lục đính kèm.
Theo đó, dự toán chi ngân sách Nhà nước đặt hàng sản xuất phim truyện điện ảnh và tài trợ phổ biến phim truyện điện ảnh năm 2022 chỉ gồm 4 dự án: “Phượng cháy” (Công ty CP Phim truyện I sản xuất, dự toán chi hơn 3 tỷ đồng), “Đào, Phở và Pinao” (Công ty CP Phim truyện I sản xuất, dự toán chi 11 tỷ đồng), “Phơi sáng” (Công ty CP Phim Giải phóng sản xuất, dự toán chi 7,7 tỷ đồng), “Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm” (Công ty TNHH MTV Truyền thông Nam Phương sản xuất, dự toán chi 9,5 tỷ đồng). Trong danh sách này hoàn toàn không có tên của dự án phim “Đất rừng phương Nam”.
Trong khi đó, công văn mà HK Film gửi UBND tỉnh Đồng Tháp, Sở VHTT&DL tỉnh Đồng Tháp vào ngày 12-10-2022, tức là sau thời điểm Bộ VHTT&DL ban hành công văn dự toán chi ngân sách Nhà nước cho 4 dự án phim truyện điện ảnh được Nhà nước đặt hàng sản xuất.
Liên quan đến vấn đề đang gây xôn xao dư luận trên, hiện ông Vi Kiến Thành – Cục trưởng Cục Điện ảnh đã lên tiếng xác nhận “Đất rừng phương Nam” không phải phim do Nhà nước đặt hàng sản xuất, tuy nhiên cũng chưa nói rõ các thông tin xung quanh việc dự án này có từng trình kịch bản và được cấp có thẩm quyền phê duyệt kịch bản hay không.
Nhà sản xuất công bố lấy bối cảnh năm 1920-1930 nhưng công văn ghi thời gian thế kỷ 19
Cùng với đó, trong công văn này, phía HK Film cho biết: “Bộ phim nhằm tái hiện lịch sử hào hùng của người dân Nam Bộ cũng như phong cảnh hữu tình của miền Tây sông nước thế kỷ 19”.
Thật ra nếu làm đúng như Công văn xin phép ghi hình này, thì bối cảnh phim sẽ là THẾ KỶ 19 chứ không phải giai đoạn 1920-1930 như công bố trên báo chí.
Mà như thế có thể đưa bé An vào quỹ đạo phong trào chống Pháp thời Nguyễn Mạt, dựng cảnh nghĩa quân Trương Định hay Nguyễn Trung Trực đánh Pháp thì hoành tráng quá.
Bối cảnh nửa cuối thế kỷ 19 cũng dễ chấp nhận khi gắn các yếu tố Hoa vào kịch bản. Xây dựng một nhóm nghĩa quân chống thực dân có thành phần người Kinh, Hoa, Khmer, Chăm, Thượng (đặc trưng mỗi dân tộc bởi trang phục) chẳng phải hoàn hảo hay sao?
Thế mới nói, mỗi tổ chức đều cần ít nhất 1 sử gia trong đội ngũ cố vấn. Ở trường hợp này, bộ phim này là không có.
Ms Tiên
-
Đất rừng phương Nam: Sai lệch lịch sử nghiêm trọng – Liệu có cấm chiếu?
-
Nguyên nhân ví điện tử Momo bị lỗi và động thái khắc phục thế nào?
-
Nghệ sĩ nào sẽ bị bêu tên trong danh sách “đen” quảng cáo sai sự thật?
-
Có thể bạn chưa biết những dấu hiệu điện thoại của mình đang bị hack
-
Tạm giữ hình sự nhân viên nhà bếp cho thuốc trừ sâu vào thức ăn của học sinh ở Sơn La