TTSK – Những dấu hiệu nguy hiểm mà phụ nữ mang thai phải gặp bác sĩ ngay đôi khi lại có thể bị nhầm lẫn với những thay đổi sinh lý của chị em trong thai kỳ, điều này thực sự nguy hiểm nếu như những dấu hiệu đó là bất thường và có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
1. Chảy máu khi mang thai
Chảy máu âm đạo trong thai kỳ có thể xảy ra thường xuyên trong 3 tháng đầu. Nghiên cứu cho thấy có khoảng 20-30% phụ nữ mang thai bị chảy máu trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên đó có thể chỉ là một dấu hiệu bình thường của việc thụ thai do phôi đang bám vào tử cung. Triệu chứng chảy máu giống như kinh nguyệt, thông thường máu ra rất ít và kéo dài vài giờ đến vài ngày.
Chảy máu trong thai kỳ là bất thường khi đi kèm với một số triệu chứng khác gồm:
- Sảy thai: kèm cảm giác đau quặn ở bụng dưới và một dải máu đặc trôi qua âm đạo.
- Mang thai ngoài tử cung (phôi nằm ngoài tử cung và thường là ở ống dẫn trứng): kèm đau bụng quặc hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới và choáng váng, chóng mặt.
- Chửa trứng (rất hiếm gặp, một mô bất thường lớn lên trong tử cung, không phải là một thai nhi): kèm triệu chứng buồn nôn, ói mửa và tử cung to lên nhanh chóng.
Hãy đến gặp bác sĩ khi bạn phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm trên.
2. Đi tiểu nhiều kèm cảm giác đau buốt
Phụ nữ mang thai thường đi tiểu nhiều hơn do tăng chất dịch trong cơ thể và sự chèn ép của tử cung lên bàng quang.
Tuy nhiên nếu có kèm triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, đau bụng dưới thì cần đến bác sĩ ngay vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng bàng quang. Nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến sinh non, bé sinh ra có cân nặng thấp.
Hoặc có kèm sốt, buồn nôn, ra mồ hôi và ớn lạnh, đau ở lưng dưới, 2 bên dưới khung xương sườn trên xương chậu, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Những dấu hiệu bất thường này có thể gây ra các biến chứng, do đó hãy đến gặp bác sĩ ngay.
3. Sưng phù mặt, chân, tay
Đó có thể là một hiện tượng bình thường do sự giữ nước của cơ thể khi mang thai. Tuy nhiên nếu có kèm các triệu chứng như nhức đầu nặng, chóng mặt, đau bụng trên – thường ở dưới xương sườn bên phải, buồn nôn, ói mửa, giảm lượng nước tiểu. Đó là những dấu hiệu của tiền sản giật hay cao huyết áp thai kỳ rất nguy hiểm. Hãy đến khám bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng trên
4. Cúm
Nếu bạn có các triệu chứng của Cúm trong thời gian mang thai, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị ngay lập tức, bao gồm:
- Đau đầu, sổ mũi
- Viêm họng, khó thở
- Ói mửa nghiêm trọng/liên tục
- Sốt cao không hạ
- Đột ngột chóng mặt
- Giảm hoặc không có chuyển động của thai nhi.
5. Nôn, ói nhiều hơn bình thường
Ốm nghén có thể gặp ở khoảng 80% phụ nữ khi mang thai. Tuy nhiên nếu bạn bị nôn ói nhiều, đôi khi lại có thể là dấu hiệu bất thường dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, mất nước. Điều này làm tăng nguy cơ sinh non/dị tật thai nhi. Hãy đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị.
6. Xuất hiện nhiều cơn co thắt
7. Giảm vận động thai nhi
Để xác định điều đó bạn có thể uống chút nước trái cây (đường huyết trong máu sẽ thúc đẩy bé hiếu động hơn), sau đó nằm nghiêng sang trái để kiểm tra xem bé có đang cử động hay không. Hoặc có thể đếm số cử động của bé, thông thường phải đếm được 10 cú đá trong vòng 2h, nếu ít hơn nên đến bác sĩ để được kiểm tra rõ.
8. Tăng tiết dịch âm đạo
Nếu sau khoảng tuần thứ 37, dịch âm đạo tiết ra nhiều là dấu hiệu của vỡ ối và bạn sắp sinh. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra trước tuần 37, dịch âm đạo tiết ra nhiều, liên tục có kèm chất nhày hay chảy máu hoặc thêm triệu chứng co thắt, đó có thể là dấu hiệu của việc sinh non.